1. Giới thiệu chung
1.1.Giới thiệu về Khoa Du Lịch
Năm 2004, du lịch Việt Nam có nhiều thuận lợi khi tình hình và vị thế của đất nước đang trên đà phát triền. Bên cạnh đó, Việt Nam đã khắc phục được dịch bệnh Sars, là một nước ổn định, an toàn cho du khách. Và cũng trong 2004, Việt Nam có những sự kiện lớn nổi bật như: kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Festival Huế… đã thu hút sự quan tâm của khách quốc tế. Mặt khác, quyết sách của chính phủ là bỏ visa cho khách du lịch Nhật Bản, một thị trường hấp dẫn với khả năng chi tiêu cao và việc mở đường hàng không trực tiếp với Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 2004 cũng là điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Nắm bắt được xu thế của thời đại, tháng 8/2004, Trường Trung Cấp Vạn Tường đã xin phép và được cấp phép mở ngành Du Lịch Lữ Hành. Ngay từ thuở sơ khai, ngành này trực thuộc Khoa Thư Ký Văn Phòng – Du lịch. Sau đó, phía nhà trường có sự điều chỉnh về mặt quản lý và từ đó, ngành Du Lịch Lữ Hành lại trực thuộc Khoa Tổng Hợp. Sau một chặng đường dài liên tục phát triển, để phù hợp với nhu cầu thực tế về đào tạo và quản lý, tháng 08/2016, ngành Du Lịch Lữ Hành được chính thức tách thành Khoa Du Lịch, trực thuộc Trường Trung Cấp Vạn Tường.
Với 12 năm thực hiện công tác đào tạo, Khoa Du Lịch trường Trung Cấp Vạn Tường nói chung hay ngành Du Lịch Lữ Hành nói riêng tự hào vì đã đào tạo được cho Ngành Du Lịch Việt Nam hàng trăm nhân sự giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ. Theo thống kê hàng năm của nhà trường thì 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm đúng với chuyên môn.
1.2. Giới thiệu về ngành Du Lịch Lữ Hành
a. Tổng quan về ngành và chương trình học
Ngành Du Lịch Lữ Hành được xem là ngành trọng điểm, ngành giàu tiềm năng trong ngành “Công nghiệp không khói” với xu thế toàn cầu hóa.
Du lịch trong khu vực ASEAN nói chung và Du lịch Việt Nam nói riêng đang trên đà phát triển. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch chất lượng cao đang có nhu cầu lớn không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới cũng như trong khối ASEAN. Chính vì lý do đó, nội dung chương trình đào tạo thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với thực tiễn phát triển tại Việt Nam và khu vực, phù hợp với cấp độ của ngành, lĩnh vực học.
Chương trình cũng được xây dựng dựa trên Bộ tiêu chuẩn nghề (VTOS 2013) và ASEAN, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, hình thành năng lực theo cách tích lũy từ trình độ thấp đến cao, đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường có đủ các kiến thức,, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, cũng như khả năng thích nghi với môi trường làm việc thực tế, nhanh chóng thích ứng và trưởng thành trên con đường phát triển nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo đảm bảo sự liên thông của các cấp học; giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức, kỹ năng và thời lượng học tập giữa các môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, bảo đảm tính thực tiễn.
b. Vị trí và khả năng công tác
- Làm cán bộ quản lý du lịch tại các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa và du lịch như Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch, sở văn hóa thể thao du lịch các tỉnh, thành phố, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các hội, hiệp hội liên quan đến du lịch…;
- Làm cán bộ điều hành, quản lý tại các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí ( khu du lịch, công viên giải trí…. ), các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển;
- Làm hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại các khu du lịch, các bảo tàng hay các điểm di tích;
- Làm trưởng đoàn cho các chương trình du lịch quốc tế;
- Làm lễ tân, nhân viên buồng phòng, phục vụ… trong các nhà hang, khách sạn;
- Làm cán bộ chuyên môn tại các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về du lịch;
- Làm cán bộ dự án trong lĩnh vực du lịch – vui chơi giải trí cho các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế;
- Làm người dẫn chương trình…;
- Học cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nhận các học vị như cử nhân. thạc sĩ, tiến sĩ ngành Quản trị dịch vụ du lịch – Lữ hành … và các ngành gần khác.
2. Tầm nhìn và sứ mạng
2.1. Tầm nhìn
Khoa Du Lịch là một đơn vị đào tạo của Trường Trung Cấp Vạn Tường theo định hướng ứng dụng thực tiễn, luôn nghiên cứu, trau dồi những kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước liên quan đến ngành nghề, đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo nhân lực du lịch cho cả nước và hướng tới hội nhập thị trường khu vực ASEAN.
2.2. Sứ mạng
Khoa du lịch luôn chú trọng và đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ, góp phần tạo dựng uy tín cho Trường Trung Cấp Vạn Tường trong khắp cả nước và trong khu vực. Đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
2.3. Mục tiêu đào tạo
a. Về kiến thức:
- Trang bị các kiến thức cơ bản về du lịch, các kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu về chuyên ngành cũng như các kiến thức chung cần thiết đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong khối ASEAN và tiêu chuẩn nghề quốc tế.
- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng diễn giải thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống…
- Trang bị kiến thức kinh nghiệm thực tế giúp sinh viên thích ứng và hội nhập tốt với điều kiện và môi trường làm việc quốc tế.b.
b. Về tác phong, thái độ nghề nghiệp:
Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp góp phần rèn luyện tác phong công nghiệp, thái độ nghề nghiệp nghiêm túc, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, sẵn sàng đảm nhận các công việc được giao.
c. Về đạo đức, lối sống: Chương trình đào tạo của Trường Trung Cấp Vạn Tường nhằm đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm đối với công việc, gia đình và xã hội.
2.4. Triết lý giáo dục
Đào tạo toàn diện để sinh viên có thể học chủ động, thực hành sáng tạo nhằm hướng tới việc giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ và tự tin hội nhập quốc tế.
3. Cơ cấu nhân sự
Đội ngũ giảng viên khoa du lịch không những có trình độ chuyên môn mà còn có kinh nghiệm thực tiễn, đã và đang đảm nhận nhiều vị trí chủ chốt trong ngành du lịch như Trưởng phòng kinh doanh, Hướng dẫn viên quốc tế… Tất cả đều tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch, Việt Nam Học và Văn Hóa.
STT | Họ và tên | Học vị | Chức danh/ chức vụ |
1 | Ngô Thị Mỹ Hạnh | Thạc Sỹ | Trưởng khoa, GV cơ hữu |
2 | Trịnh Minh Chánh | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
3 | Hoàng Thị Thu Hương | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
4 | Kỷ Ngọc Trâm | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
5 | Ngô Thị Kim Loan | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
6 | Lê Văn Trọng | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
7 | Lê Thị Thu | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
8 | Trần Thị Kim Oanh | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
9 | Nguyễn Hải Minh | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
10 | Dương Đức Minh | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |
11 | Nguyễn Thị Quỳnh Trang | Thạc Sỹ | GV thỉnh giảng |